Chú thích Vương Sưởng (Tam Quốc)

  1. Nay là tây nam Thái Nguyên, Sơn Tây
  2. Quách Thái (郭泰(東漢)) tự Lâm Tông, người Giới Hưu, Thái Nguyên, ẩn sĩ học giả đời Đông Hán, nổi tiếng giỏi nhìn người. Ngày nay Quách Thái được xem là một trong Tam hiền có gốc gác Giới Hưu (hai người còn lại là Giới Tử Thôi thời Xuân ThuVăn Ngạn Bác đời Đường). Xem thêm nguyên văn ở Phạm DiệpHậu Hán thư quyển 68, liệt truyện 58 – Quách Thái truyện (lưu ý rằng Phạm Diệp kiêng húy của cha mình là Phạm Thái (范泰), nên chép chữ Thái/泰 ra chữ Thái/太)
  3. Nguyên văn: 知人之鉴/tri nhân chi giám. 鉴/giám nghĩa đen là gương soi. Tri nhân chi giám là thành ngữ chỉ khả năng nhìn ra tài năng và phẩm hạnh của người ta. VD: Tam Quốc chí quyển 37, Thục thư 7 – Bàng Thống truyện có câu “Dĩnh Xuyên Tư Mã Huy thanh nhã có tri nhân chi giám.”
  4. Hậu Hán thư, tlđd chép là “Hộ Hung Nô trung lang tướng”. Có lẽ Bùi Tùng Chi đã nhầm lẫn, vì Tào Tháo đặt ra chức Ngũ quan trung lang tướng cho Tào Phi (có vai trò như cấp phó của thừa tướng), tiếp đó mới đặt ra Đông – Tây – Nam – Bắc Trung lang tướng (có địa vị tương đương các tướng hiệu)
  5. Thái tử văn học (太子文学) là quan chức xuất hiện vào cuối đời Đông Hán, ắt hẳn gọi đúng phải là Văn học hay Văn học duyện (文学掾). Trước đó, nhà Đông Hán chỉ có chức Văn học, nhưng giới hạn ở quận và (quận) vương quốc, đến khi Tào Tháo cầm quyền, mới đặt ra chức Văn học duyện ở trung ương, nhằm phù tá Thế tử. Thông điển quyển 30 chép: “Ngụy Vũ đặt Thái tử văn học.” lại chép: “Ngụy Vũ làm thừa tướng, lấy Tư Mã Tuyên vương (tức Tư Mã Ý) làm Văn học duyện, rất được thế tử thân tín.” Như vậy Thái tử văn học chính là Văn học hay Văn học duyện, có lẽ đương thời không có đầu ngữ ‘Thái tử’, mà là Trần Thọ thêm vào, cho phù hợp với danh xưng của Tào Tháo và Tào Phi (được gọi là Ngụy Vũ đế và Ngụy Văn đế). Các triều đại về sau mới thực sự lấy Thái tử văn học làm một trong những quan chức thị tòng của thái tử, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn thời Tam Quốc có quan chức này
  6. Trung thứ tử, gọi đầy đủ là Thái tử Trung thứ tử (太子中庶子), là quan chức thị tòng của Thái tử, nhận bổng 600 thạch/năm (xem Hậu Hán thư quyển 117, chí 27 – Bách quan 4). Tương tự Văn học duyện, do hoàn cảnh đặc thù, Trung thứ tử ở đây cũng là quan chức thị tòng của Thế tử, không phải Thái tử
  7. Nay là Nam Dương, Hà Nam
  8. Nay là Tuyên Thành, Hồ Bắc
  9. Tích nỗ (积弩) tức là liên nỗ (连弩) – liên xạ chi nỗ (连射之弩)/nỏ bắn liên tiếp
  10. Dân Di (民夷) chỉ dân tộc thiểu số nói chung. VD: Hậu Hán thư – Lưu Ngu truyện: “Ngu sơ cử hiếu liêm, dần thiên U Châu thứ sử, dân Di cảm đức hóa của ông, tự bọn Tiên Ti, Ô Hoàn, Phu Dư, Uế Mạch, đều tùy thời triều cống, không dám nhiễu biên ấy, bách tính ca duyệt ông.”
  11. Khải mã (铠马) là ngựa được khoác khải giáp – tức chiến mã
  12. Giáp thủ (甲首) là thủ cấp của giáp sĩ
  13. Tường tự (庠序) là trường học đời xưa, còn được dùng để phiếm chỉ ngành giáo dục nói chung. Mạnh tử – Đằng Văn công thượng: “Hạ gọi là hiệu, Ân gọi là tự, Chu gọi là tường.”
  14. Chuẩn thằng (准绳) nghĩa đen là sợi dây ở một dầu có con dọi, dùng để đo mặt phẳng, thường được phiếm chỉ nguyên tắc hay tiêu chuẩn nói chung. VD: Văn tử – Hạ đức: “Đế giả bất thể âm dương tức xâm, vương giả bất pháp tứ thì tức tước, bá giả bất dụng lục luật tức nhục, quân giả thất chuẩn thằng tức phế.”
  15. Xem Toàn Tam Quốc văn quyển 36, Ngụy 36 – Vương Sưởng
  16. Xét Tấn thư quyển 39, liệt truyện 9 – Vương Thẩm truyện: “Tổ Nhu, Hán Hung Nô trung lang tướng. Phụ Ky, Ngụy Đông Quận thái thú.” Như vậy anh em Vương Mặc, Vương Thẩm là cháu gọi Vương Sưởng bằng chú họ
  17. Tấn thư – Vương Thẩm truyện: “Thẩm thiếu cô, dưỡng bởi tòng thúc Tư không Sưởng, sự Sưởng như phụ.”